Quá trình phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN
Mặc dù gen được cấu tạo từ 2 mạch nucleotit nhưng trong mỗi gen chỉ có 1 mạch được dùng làm mạch khuôn (mạch mã gốc) để tổng hợp phân tử ARN
mARN (ARN thông tin) được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom
mARN được dùng làm khuôn nên có cấu tạo mạch thẳng
tARN (ARN vận chuyển) có chức năng mang acid amin tới riboxom. Mỗi phân tử tARN đều có một bộ ba đối mã đặc hiệu (anticodon) có thể nhận ra và bắt đôi bổ sung với codon tương ứng trên mARN
rARN (ARN riboxom) kết hợp với protein tạo nên riboxom (nơi tổng hợp protein). Chỉ khi tổng hợp protein, 2 tiểu đơn vị tồn tại riêng lẻ trong tế bào chất mới liên kết với nhau thành riboxom hoạt động chức năng.
ở tế bào nhân sơ, mARn sau phiên mã được trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein
ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhân ra tế bào chất làm khuôn tổng hợp protein
dịch mã là quá trình tổng hợp protein.
quá trình dịch mã có thể chia thành 2 giai đoạn
hai quá trình của dịch mã
hoạt hóa acid amin
tổng hợp chuỗi polipeptit
hoạt hóa enzim: trong tế bào chất, nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, mỗi acid amin được hoạt hóa và gắn với tARN tương ứng tạo nên phức hợp acid amin - tARN (aa-tARN)
các bước chính của quá trình tổng hợphợp chuỗi polipeptit:
mở đầu
kéo dài chuỗi polipeptit
kết thúc
trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng lẻ mà đồng thời gắn với một nhóm riboxom gọi là poliriboxom giúp tăng hiệu suất tổng hợp protein.
sau quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit, chuỗi polipeptit hình thành các cấu trúc bậc cao hơn, trở thành protein có hoạt tính sinh học
cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền được thể hiện theo sơ đồ sau: nhân đôi ADN - phiên mã thành mARN - mARN dịch mã thành protein - biểu hiện tính trạng