Dựa vào thành tựu khoa học đương thời, Ăng ghen phân chia các hình thức vận động cơ bản của vật chất.
Theo CNDV biện chứng, ý thức do vật chất quyết định, nhưng có tính độc lập tương đối và tác động đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn.
Triết học cổ điển Đức là nguồn gốc lý luận cho sự ra đời triết học Mác.
CNDV siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng ở trạng thái biệt lập và tĩnh lại, không liên hệ, tác động qua lại các sự vật, hiện tượng.
Định nghĩa vật chất của Lê nin bao hàm 3 nội dung cơ bản.
Đặc tính duy nhất của vật chất mà chủ nghĩa duy vật triết học triết học gắn liền với việc thùa nhận đặc tính này là cái đặc tính tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức chúng ta.
Ăng ghen viết: "Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách giải thích đáng về nguồn gốc của ngôn ngữ".
Các nhà triết học duy vật thời kỳ cận đại, đã quy mọi hình thức vận động thành một hình thức duy nhất là vận động cơ học.
CNDT cho rằng con người hoặc là không thể, hoặc là chỉ nhận thức được cái bóng, cái bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
Định nghĩa vật chất của Lê nin đã giải quyết được hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
CNDT cho rằng ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả; còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra.
Theo Lê nin:" Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Các nhà duy vật thời Cổ đại quy vật chất về một hay một vài dạng cụ thể của nó và xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức quy vật chất về những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài.
CNDV thế kỉ XV-XVIII đồng nhất vật chất với khối lượng, coi những định luật cơ học như những chân lý không thể thêm bớt và giải thích mọi hiện tượng thế giới theo những chuẩn mực thuần túy cơ học.
Khái niệm triết học Mác- Lê nin:" Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Theo quan điểm CNDV biện chứng, vật chất giữ vai trò quyết định nội dung ý thức, là nguồn gốc của ý thức và quyết định bản chất ý thức.
Theo CNDV biện chứng, ý thức mang bản chất xã hội, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan đucợ phản ánh năng động, sáng tạo.
Ăng ghen viết:"Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau.
Triết học Mác – Lê nin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy, thế giới quan, phương pháp luận, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Bản chất ý thức theo CNDV biện chứng là thực thể độc lập, không có khả năng tạo ra vật chất.
Theo phép biện chứng duy tâm, biện chứng được bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần.
Những sai lầm, hạn chế của CNDT, duy vật siêu hình trong quan niệm ý thức, đã được các giai cấp bóc lột, thống trị triệt để lợi dụng, lấy đó làm cơ sở lý luận, công cụ để nô dịch tinh thần quần chúng lao động.
Mác và Ăng ghen sáng lập nên CNDV biện chứng.
Ăng ghen viết:“Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”