Những phát minh của vật lý học cận đại đã bác bỏ khuynh hƣớng triết học duy vật chất phác và duy vật siêu hình.
Thuyết Tương đối của Anhxtanh đã chứng minh không gian, thời gian, khối lƣợng luôn biến đổi cùng với sự vận động của vật chất.
Theo Lê nin:"Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"
Thuộc tính cơ bản nhất để phân biệt vật chất và ý thức là tồn tại khách quan.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, vật chất là cái tồn tại khách quan.
Ý thức có tồn tại và tồn tại chủ quan.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức có 2 nguồn gốc, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là hoạt động của bộ não cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Cơ quan vật chất của ý thức là bộ óc con người.
Sự khác nhau cơ bản giữa hình thức phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh khác là ở chỗ tính trung thực của phản ánh.
Hình thức phản ánh lý - hóa đặc trưng cho vật chất vô sinh.
Phản ánh lý - hóa mang tính thụ động, chƣa có định hƣớng lựa chọn của vật chất tác động.
Phản ánh sinh học biểu hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ.
Phản ánh tâm lý là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương.
Bộ óc người phản ánh năng động, sáng tạo đặc trưng cho dạng vật chất.
Phản ánh năng động, sáng tạo là hình thức phản ánh chỉ có ở con người.
Lao động và ngôn ngữ là nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức.
Trong kết cấu ý thức, ý chí thể hiện mặt năng động.
Trong kết cấu ý thức, tình cảm đề cập đến thái độ của con ngƣời đối với đối tƣợng phản ánh.
Trong kết cấu của ý thức, ý chí thể hiện sức mạnh bản thân mỗi con ngƣời nhằm thực hiện mục đích của mình.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn.
Biện chứng khách quan là sự thể hiện của biện chứng chủ quan.
Phép biện chứng duy vật bao gồm nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.
Nguồn gốc của mối liên hệ phổ biến là do tính thống nhất vật chất của thế giới.
Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý về mối quan hệ phổ biến.
Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật chúng ta rút ra quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể cho hoạt động lý luận và thực tiễn.
Phát triển là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về lượng.
Sự phát triển là trường hợp đặc biệt của sự vận động, sự phát triển là sự vận động theo chiều hướng tiến lên.
Sự phát triển của các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới có tính khách quan, tính lịch sử, tính đa dạng, phong phú.
Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất, phổ biến tác động toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập đóng vai trò hạt nhân của phép biện chứng duy vật.
Vị trí của quy luật lƣợng – chất trong phép biện chứng duy vật là chỉ ra cách thức chung của các quá trình vận động và phát triển.
Việc không dám thực hiện những bƣớc nhảy cần thiết khi tích luỹ về lƣợng đã đạt đến giới hạn Độ là biểu hiện của xu hƣớng hữu khuynh.
Việc không tôn trọng quá trình tích luỹ về lƣợng ở mức độ cần thiết cho sự biến đổi về chất là biểu hiện của xu hƣớng tả khuynh.
Trong đời sống xã hội, quy luật lƣợng – chất đƣợc thực hiện với điều kiện cần hoạt động có ý thức của con người.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nói lên nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển của sự vận động và phát triển.
Mặt đối lập có nguồn gốc là cái vốn có của thế giới vật chất.
Vai trò của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật là chỉ ra khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật.
Con người có khả năng nhận thức được thế giới nhưng nhận thức là một quá trình.