Part 1

Cards (39)

  • Cho đến nay CNDV đã thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản: CNDV chất phát, CNDV siêu hình và CNDV biện chứng.
  • Mối liên hệ nhân quả có 3 tính chất: khách quan, phổ biến, tất yếu.
  • Khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI tr.CN, triết học ra đời ở Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp.
  • Triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu xã hội không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân, đòi hỏi phải có lí luận mới soi đưởng mà còn vì những tiền đề cho sự ra đời lí luận mới đã được nhân loại tạo ra.
  • Lê-nin khẳng định:" Bản chất hiện ra, hiện tượng là có tính bản chất."
  • Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng có 2 mâu thuẫn: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
  • Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt.
  • Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
  • Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người.
  • Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau.
  • Phép biện chứng duy vật có 6 cặp phạm trù cơ bản.
  • Sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy gọi là điểm nút.
  • Theo Ăng ghen, hình thức vận động đặc trưng của con người là vận động xã hội.
  • Từ việc nghiên cứu quy luật phủ định của phủ định, rút ra 4 ý nghĩa phương pháp luận.
  • Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất, nắm được khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải tự giác tuân thủ nguyên tắc phát triển, nguyên tắc này đòi hỏi 4 yêu cầu.
  • Mâu thuẫn biện chứng dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
  • Theo phép biện chứng duy vật, mới quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả: một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả và ngược lại một kết quả có thể gây nên từ nhiều nguyên nhân.
  • 3 phát minh là tiền đề cho sự ra đời của triết học Mác.
  • Nội dung quy luật phủ định của phủ định theo phép biện chứng duy vật: Mỗi lần phủ định là kết quảchuyển hóa giữa các mặt đối lập. Phủ định lần thứ 1 làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập chính nó. Phủ định lần 2 dẫn đến sự vật mới ra đời bổ sung thêm nhân tố mới và tích cực hơn.
  • Theo phép biện chứng duy vật, các mối liên hệ đều có ba tính chất chung nhất, đó là: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
  • Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ các mối quan hệ tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong nhiều đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
  • Theo các yếu tố hợp thành, ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí... trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.
  • Phương thức tồn tại của vật chất là vận động.
  • Mác và Ăng ghen đã khắc phục tính trực quan, siêu hình của CNDV cũ và khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của phép biện chứng duy tâm, sáng tạo ra một CNDV triết học hoàn bị, đó là CNDV biện chứng.
  • Lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiên tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
  • Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau, thống nhất, đông nhất giữa chúng trong mâu thuẫn.
  • Mác và Ăng ghen đã nhiều lần chỉ rõ rằng:" Ý thức không những có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội và là hiện tượng mang bản chất xã hội.
  • 6 phát minh khoa học tự nhiên cuối tk XIX, đầu tk XX góp phần dẫn đến sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất.
  • Triết học Mác xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chug nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
  • CNDV siêu hình tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức.
  • Có nhiều định nghĩa triết học nhưng các định nghĩa đều bao hàm 5 nội dung chủ yếu.
  • Theo CNDV biện chứng, ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của ý thức, là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội - lịch sử, nhờ ngôn ngữ mà con người có thể giao tiếp, trao đổi và tư duy.
  • CNDT cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất
  • Kế thừa biện chứng là kế thừa những gì tích cực của sự vật ở giai đoạn phát triển trước, loại bỏ những yếu tố lạc hậu, hết thời, không phù hợp.
  • Rôbinê, Hếchken, Điđơrô lại quan niệm ý thức là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất - từ giới vô sinh đến giới hữu sinh, mà cao nhất là con người.
  • MácĂng ghen đã vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo ra CNDV lịch sử - nội dung chủ yếu là bước ngoặt cách mạng trong triết học.
  • Lê nin trở thành người kế tục trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác và triết học Mác trong thời đại mới - thời đại đế quốc chủ nghĩa và quá độ lên CNXH.
  • Theo phép biện chứng duy vật, quan điểm phát triển đối lập với tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến.
  • Tôn trọng quan điểm toàn diện, cần phải chống lại cách nhìn phiến diện, một chiều.