Có rất nhiều định nghĩa về triết học nhưng các định nghĩa đều bao hàm 5 nội dung.
Khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI tr.CN, triết học ra đời ở Ấn Độ,Trung Quốc và Hy Lạp
Can tơ khởi đầu cho nền triết học cổ điển Đức
Khái niệm triết học Mác – Lênin: “Triết học là hệ thống quan điểm lý luận
chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy”.
Triết học Mác xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Nói triết học là hạt nhân của thế giới quan, theo quan điểm của triết học Mác – Lênin có 4 nội dung.
Ăngghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.
Cho đến nay chủ nghĩa duy vật đã thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản.
CNDV chất phát mang nặng tính trực quan, ngây thơ, chất phác.
CNDV siêu hình xem xét sự, vật hiện tượng ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại,
không liên hệ, tác động qua lại giữa các sự, hiện tượng.
CNDV biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng do Mác và Ăng ghen sáng lập.
CNDT chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là sự phức hợp của những cảm giác.
CNDT khách quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng coi đó là là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người.
Học thuyết nhất nguyên luận duy vật thừa nhận vật chất là bản nguyên (nguồn gốc) của thế giới, quyết định sự vận động của thế giới.
Học thuyết nhất nguyên luận duy tâm thừa nhận ý thức là bản nguyên (nguồn gốc) của thế giới, quyết định sự vận động của thế giới.
Học thuyết nhị nguyên luận thừa nhận cả hai bản nguyên vật chất và tinh thần, xem vật chất và tinh thần là hai bản nguyên có thể cùng quyết định nguồn gốc và sự vận động của thế giới.
Học thuyết khả tri khẳng định khả năng nhận thức của con người về thế giới.
Học thuyết bất khả tri phủ nhận khả năng nhận thức của con người về thế giới.
Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các quan hệ được xem xét và coi các mặt đối lập với nhau có một ranh giới tuyệt đối.
Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến vốn có của nó. Đối tượng và các thành phần của đối tượng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng nhau, ràng buộc, quy định lẫn nhau.
Có 3 hình thức của phép biện chứng trong lịch sử.
Phép biện chứng tự phát thời Cổ đại: Các nhà triết học họ thấy được các sự vật, hiện tượng của vũ trụ vận động trong sự sinh thành, biến hóa vô cùng vô tận. Song chỉ là trực quan, chưa có các kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học minh chứng.
Phép biện chứng duy tâm: Các nhà triết học đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng. Biện chứng theo họ, bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần.
Phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.
Mác và Ăngghen viết: "Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại".
Có 3 phát minh khoa là tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời triết học Mác.
Triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân, đòi hỏi phải có lý luận mới soi đường mà còn vì những tiền đề cho sự ra đời lý luận mới đã được nhân loại tạo ra.
Có 3 thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của Triết học Mác.
Mác và Ăngghen, đã khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của CNDV cũ và khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của phép biện chứng duy tâm, sáng tạo ra một CNDV triết học hoàn bị, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng
Mác và Ăngghen đã vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo ra CNDV lịch sử - nội dung chủ yếu của bước ngoặt cách mạng trong triết học.
Một trong những đặc trưng nổi bật của triết học Mác là tính sáng tạo.
Lênin trở thành người kế tục trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác và triết học Mác trong thời đại mới - thời đại đế quốc chủ nghĩa và quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.
CNDT cho rằng con người hoặc là không thể, hoặc là chỉ nhận thức được cái