Ký sinh trùng

Cards (106)

  • Tính đặc hiệu về nơi KS hẹp: Ascaris lumbicoides,Enterobius vermicularis KST lạc chỗ
    KST lạc chỗ nghĩa là gì
    Ký sinh trùng lạc chỗ là những ký sinh trùng sống ký sinh lạc sang cơ quan, phủ tạng khác với cơ quan, phủ tạng mà nó thường ký sinh. Ví dụ, Ascaris lumbricoides khi lạc chỗ có thể chui vào tuyến nước mắt, vào ống tụy tạng, vào ống mật
  • Ký sinh trùng lạc chỗ là những ký sinh trùng sống ký sinh lạc sang cơ quan, phủ tạng khác với cơ quan, phủ tạng mà nó thường ký sinh. Ví dụ, Ascaris lumbricoides khi lạc chỗ có thể chui vào tuyến nước mắt, vào ống tụy tạng, vào ống mật
  •  Viêm não do amip
    Đây là loại amip không ký sinh nhưng gây bệnh. Sống bình thường tự do trong nước, gây bệnh cho ký chủ khi xâm nhập vào cơ thể, bệnh viêm màng não amip tiên phát, khác hẳn với áp xe não amip thứ phát.
    Các loại amip này sinh sản trong nước bùn, đất ướt, nhiệt độ 25 – 50 độ C và hóa nang khi gặp môi trường khô và lạnh. Amip “chui” vào cơ thể do tắm sông, hồ bơi. Amip đi qua niêm mạc mũi, xương sàn,… màng não rồi vào não.
    Sau thời gian ủ bệnh 12-15 ngày, gây viêm mũi họng, nhức đầu, tiếp theo là hội chứng màng não và sốt, đi đến hôn mê. Biến chứng tử vong sau vài ngày mắc bệnh.
  • Toxoplasma gondii: Sinh sản hữu tính của T. gondii chỉ xảy ra ở đường ruột của mèo; kết quả là các nang trứng được thải qua phân vẫn lây nhiễm trong đất ẩm qua nhiều tháng. Tuy nhiên, Toxoplasma gondii có thể lây nhiễm cho nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm cả người, và có thể xâm nhập vào nhiều cơ quanmô khác nhau trong cơ thể
  • Câu 1. Người chứa KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý được gọi là:
    A. Ký chủ vĩnh viễn
    B. Ký chủ chính
    C. Ký chủ chờ thời
    D. Người lành mang mầm bệnh
    D
  • Câu 2. Tính đặc hiệu ký sinh của KST bao gồm
    A. Đặc hiệu về ký chủ
    B. Đặc hiệu về nơi ký sinh
    C. Đặc hiều về ký chủ và nơi ký sinh
    D. Tất cả đều đúng
    C
  • Câu 3. KST nào sau đây chỉ có thể ký sinh ở một loài ký chủ duy nhất
    A. Ascaris lumbricoides (Giun đũa)
    B. Toxoplasma gondii
    C. Paragonimus westermani (Sán lá phổi)
    D. Tất cả đều đúng
    A
  • Câu 4. Người là ký chủ duy nhất của
    A. Enterobius vermicularis (giun kim)
    B. Taenia saginata (Sán dải bò)
    C. Taenia solium (Sán dải heo)
    D. Tất cả đều sai
    A
  • Câu 5. KST nào sau đâu có thể sống ở nhiều cơ quan khác nhau của ký chủ
    A. Ascaris lumbricoides (Giun đũa)
    B. Toxoplasma gondii
    C. Enterobius vermicularis (giun kim)
    D. Tất cả đều đúng
    B
  • Câu 6. Chu trình phát triển của Toenia solium thuộc loại
    A. Trực tiếp và ngắn
    B. Trực tiếp và dài
    C. Qua một ký chủ trung gian
    D. Ký chủ vĩnh viển đồng thời là ký chủ trung gian
    C
  • Câu 7. Nội KST
    A. KST sống ở bề mặt cơ thể sinh vật khac
    B. KST sống bên trong cơ thể sinh vật khác
    C. KST vừa sống bên trong và bề mặt cơ thể sinh vật khác
    D. Tất cả đều sai
    B
  • Câu 8. KST lạc chỗ
    A. KST sống ở một ký chủ duy nhất
    B. KST là chất cận bả
    C. KST có nhiều ký chủ
    D. KST đi lạc sang một cơ quan khác với cơ quan nó thường cư trú
    D
  • Câu 9. KST nào sau đây thuộc ngoại KST
    A. Giun đũa
    B. Sán lá gan
    C. Cái ghẻ
    D. Giun kim
    C
  • Câu 10. KST nào sau đây thuộc nội KST
    A. Giun kim
    B. Muỗi
    C. Chí
    D. Rận
    A
  • Câu 11. KST lạc chủ
    A. KST đi lạc sang một cơ quan khác với cơ quan nó thường cư trú
    B. KST thường sống ở một ký chủ nhất định nhưng có thể nhiễm
    qua ký chủ khác
    C. KST không sống bên trong mà sống bên ngoài ký chủ
    D. Tất cả đều sai
    B
  • Câu 12. Hiện tượng cộng đồng kháng nguyên có thể xảy ra ở
    A. Những KST có họ hàng gần nhau
    B. Những KST có họ hàng xa nhau
    C. Giữa KST và vi khuẩn
    D. Tất cả A, B và C
    D
  • Câu13. Ký chủ chính là
    A. Động vật mà KST thường hay ký sinh
    B. Động vật mang nhiều KST
    C. Động vật mang KST của người
    D. Tất cả đều đúng
    A
  • Câu 14. Trung gian truyền bệnh là
    A. Loại côn trùng hoặc thân mềm mang KST và truyền KST từ người này sang người khác
    B. Động vật mang mầm bệnh
    C. Động vật nuốt phải KST
    D. Tất cả đều sai
    A
  • Câu 15. Chu trình phát triển của KST đường ruột
    A. Chu trình trực tiếp và ngắn
    B. Chu trình trực tiếp và dài
    C. Chu trình gián tiếp
    D. Tất cả A, B, C
    D
  • Câu 16. Vị trí của con người trong chu trình phát triển của KST
    A. Người là ký chủ duy nhất, là ngõ cụt ký sinh
    B. Giai đoạn ở người xen kẽ giai đoạn ở động vật
    C. Giai đoạn chính ở động vật, ký sinh người là một giai đoạn phụ
    D. Tất cả A, B, C
    D
  • Câu 17. Những yếu tố của dây truyền nhiễm KST
    A. Đường ra, nguồn nhiễm
    B. Phương thức lây truyền, đường vào
    C. Cơ thể cảm thụ
    D. Tất cả A, B, C
    D
  • Câu 18. KST có thể rời ký chủ theo con đường
    A. Chất ngoại tiết, phân tiết
    B. Qua da và nhờ một trung gian truyền bệnh
    C. Khi ký chủ chết
    D. Tất cả A, B, C
    D
  • Câu 19. Con người luôn luôn có thể nhận KST từ nguồn
    A. Đất, nước, thực phẩm
    B. Chó, thú ăn cỏ, côn trùng hút máu
    C. Người khác, tự nhiễm
    D. Tất cả A, B, C
    D
  • Câu 20. Con người có thể nhận KST bằng nhiều phương thức
    A. Nuốt qua miệng, đi chân đất
    B. Tiếp xúc với nước, hít qua đường hô hấp
    C. Côn trùng đốt, giao hợp
    D. Tất cả A, B, C
    D
  • Câu 21. KST y học có thể xâm nhập ký chủ qua con đường
    A. Miệng, da, hô hấp
    B. Sinh dục, lá nhau (vào thai nhi)
    C. Cả A và B
    D. Tất cả đều sai
    C
  • Câu 22. Khả năng nhiễm hoặc đề kháng với KST có thể thay đổi theo
    A. Nhân chủng, giới tính, tuổi, nghề nghiệp
    B. Dinh dưỡng, cơ địa mỗi người, bệnh tật bồi thêm
    C. Hệ thống miễn dịch
    D. Tất cả A, B, C
    D
  • Câu 23. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố KST
    A. Sinh địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, nhân chủng
    B. Những tai họa lớn do thiên nhiên hay con người
    C. Nghề nghiệp và phương thức lao động
    D. Tất cả A, B, C
    D
  • Câu 24. Tác hại của KST đối với ký chủ
    A. Tác hại tại chỗ
    B. Tác hại toàn thân
    C. Cả A và B
    D. Tất cả đều sai
    C
  • Câu 25. Tác hại tại chỗ của KST đối với ký chủ
    A. Gây tắc nghẽn cơ học
    B. Gây phản ứng mô
    C. Phá vỡ tế bào
    D. Tất cả đều đúng
    D
  • Câu 26. Tác hại toàn thân của KST đối với ký chủ
    A. Gây biến đổi huyết học
    B. Phóng thích các chất độc
    C. Tước đoạt thức ăn
    D. Tất cả A, B và C
    D
  • Câu 27. Miễn dịch của ký chủ đối với KST
    A. Miễn dịch tự nhiên
    B. Miễn dịch thu được
    C. Cả A và B
    D. Không có miễn dịch
    C
  • Câu 28. Miễn dịch dung nạp là
    A. Trung hòa tác dụng độc tố của KST
    B. Ngăn hẳn sự tái nhiễm
    C. Tống KST ra khỏi cơ thể
    D. Tất cả A, B, C
    A
  • Câu 29. Thảm kháng nguyên
    A. Kháng nguyên thân
    B. Toàn bộ kháng nguyên phong phú của KST
    C. Độc tố của KST
    D. Tất cả đều sai
    B
  • Câu 30. Cơ chế tồn tại của KST trước đáp ứng miễn dịch của ký chủ
    A. Ẩn vào tế bào ký chủ, ngụy trang và bắt chước kháng nguyên ký chủ
    B. Ức chế miễn dịch, thay đổi kháng nguyên
    C. Cả A và B
    D. Ngụy trang và bắt trước kháng nguyên ký chủ
    C
  • Câu 31. KST chính ở người thuộc giới
    A. Giới động vật và nấm
    B. Giới động vật và thực vật
    C. Giới nấm và thực vật
    D. Tất cả đều sai
    A
  • Câu 32. KST thuộc giới động vật
    A. Đơn bào và đa bào
    B. Chân khớp, thân mềm và parathropodes
    C. Cả A và B
    D. Giun sán
    A
  • Câu 33. Đặc điểm của bệnh KST
    A. Bệnh KST có tính phổ biến theo vùng
    B. Phần lớn bệnh KST biểu hiện rất thầm lặng
    C. Cả A và B
    D. Bệnh KST không có tính phổ biến theo vùng
    C
  • Câu 34. Hội chứng bệnh KST
    A. Hiện tượng viêm, nhiễm độc, hao tổn, dị ứng
    B. Làm chết ký chủ
    C. Cả A và B
    D. Không gây bệnh cho ký chủ
    A
  • Câu 35. Miễn dịch thu được đối với KST sẽ
    A. Nhanh chóng biến mất
    B. Tồn tại suốt đời
    C. Cả A và B
    D. Không giết chết KST
    A
  • Câu 36. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh KST
    A. Phát tán nhanh nhưng mau tàn
    B. Diễn ra từ từ và kéo dài
    C. Diễn ra nhanh và kéo dài
    D. Cả A, B và C
    B