K2: Kỉ niệm về nạn đói

Cards (3)

  • Khổ thơ đã tái hiện một thời kì đói khổ của đất nước:
    • Nạn đói tràn lan
    • Con người mòn mỏi trong cuộc mưu sinh, người cha nhọc nhằn kiếm sống ( “khô rạc ngựa gầy” )
    • Cụm từ “đói mòn đói mỏi” có cấu tạo độc đáo vừa khắc họa cái đói âm thầm dai dẳng vừa nhấn mạnh tình cảnh thê lương của con người trong nạn đói
  • Khổ thơ sử dụng nhiều hình ảnh xúc động:
    • Con ngựa khô rạc cả người vì đói khổ được cảm nhận qua đôi mắt trẻ thơ
    • “Khói hun nhèm mắt” gợi ra hình ảnh khói bếp quẩn quanh, cái nghèo phủ nỗi xót xa lên đôi mắt trẻ thơ. Tuổi thơ không đẹp đẽ, mơ mộng mà cơ cực, thấm đượm mùi khói bếp, mùi của đói nghèo, đắng cay
    • Lối nói ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Sống mũi còn cay” gợi ra cái cay của khứu giác, cũng là cay của cảm xúc, của dòng nước mắt tủi buồn khi nhớ về quá khứ lầm than của tuổi thơ và đất nước.
  • → Cài tài của Bằng Việt là chỉ qua một làn khói bếp mỏng manh mà gợi ra được không khí lầm than, cay đắng của một thời kì lịch sử. Kí ức của cá nhân hòa vào kí ức chung của tập thể