Thương mại 2

Cards (34)

  • Mua bán hàng hóa
    Là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng theo thỏa thuận
  • Đặc điểm chung của mua bán hàng hóa với mua bán TS trong dân sự
    • Là việc bên bán chuyển QSH hàng hóa/TS cho bên mua và nhận thanh toán
    • Bên mua có QSH và có nghĩa vụ thanh toán
    • Thể hiện qua hình thức pháp lý là HĐ
  • Đặc điểm riêng của mua bán hàng hóa
    • Chủ thể chủ yếu là thương nhân
    • Gắn liền với hoạt động mang tính nghề nghiệp của TN nên Hoạt động mua bán hàng hóa trong TM chủ yếu gắn với mục đích sinh lợi
    • Khái niệm "Hàng hóa" thường được dùng trong TM, "Tài sản" thường được dùng trong dân sự
  • Trung gian thương mại
    Là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch TM cho một hoặc một số thương nhân được xác định
  • Đặc điểm của trung gian thương mại
    • Là loại hoạt động cung ứng dịch vụ TM được thực hiện theo phương thức giao dịch trung gian
    • Bên trung gian phải là thương nhân và có tư cách pháp lí độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba
    • Hoạt động trung gian TM song song tồn tại hai nhóm quan hệ là quan hệ giữa bên thuê dịch vụ với bên trung gian thực hiện dịch vụ và quan hệ giữa bên thuê dịch vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ ba
  • Hoạt động đại diện cho thương nhân
    Là việc một thương nhân nhận ủy quyền của thương nhân khác để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và nhận thù lao về việc đại diện
  • Đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân
    • QH đại diện cho TN phát sinh giữa bên đại diện bên giao đại diệnCả 2 đều phải là thương nhân
    • Nội dung của hoạt động đại diện do các bên tham gia quan hệ thỏa thuận
    • QH đại diện phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương nhân
  • Môi giới thương mại
    hoạt động TM, theo đó một TN làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết HĐ mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới
  • Đặc điểm môi giới thương mại
    • Chủ thể gồm bên môi giới và bên được môi giới, bên môi giới phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề ĐKKD trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới
    • Bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau
    • Nội dung hoạt động môi giới rất rộng bao gồm nhiều hoạt động như tìm kiếm và cung cấp thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo hợp đồng khi họ yêu cầu. Mục đích của hoạt động môi giới là các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau
    • Phạm vi của môi giới thương mại được mở rộng không chỉ bao gồm những hoạt động môi giới mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ TM liên quan đến hàng hóa. Môi giới thương mại bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi
    • Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới
  • Ủy thác mua bán hàng hóa
    Là hoạt động TM, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác
  • Đặc điểm của ủy thác mua bán hàng hóa
    • QH ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác là TN kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác. TN nhận ủy thác có thể nhận ủy thác mua bán hàng hóa cho nhiều bên ủy thác khác nhau. Bên nhận ủy thác khi giao dịch với bên thứ 3 sẽ nhân danh chính mình và những hành vi của họ sẽ mang lại hậu quả pháp lý cho chính họ chứ không phải bên ủy thác. Bên ủy thác không nhất thiết phải có tư cách thương nhân
    • ND của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa bao gồm việc giao kết, thực hiện HĐ ủy thác giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác và giao kết, thực hiện HĐ mua bán hàng hóa giữa bên nhận ủy thác với bên thứ 3 theo yêu cầu của bên ủy thác. Bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy quyền mua hoặc bán hàng hóa cụ thể nào đó cho bên thứ 3
    • Việc ủy thác mua bán phải được xác lập bằng (bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương)
  • Đại lý thương mại
    Là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao
  • Đặc điểm của đại lý thương mại
    • QH đại lí mua bán hàng hóa phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Cả 2 bên đều là thương nhân
    • ND của HĐ đại lý bao gồm việc giao kết, thực hiện HĐ giữa bên giao đại lí và bên đại lí và giao kết, thực hiện HĐ mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ giữa bên đại lí với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lí. Không bó hẹp ở hoạt động mua bán hàng hóa mà còn có thể là đại lý bảo hiểm, đại lý làm thủ tục hải quan...
    • QH đại lý TM được xác lập bằng hợp đồng (văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương)
  • Xúc tiến thương mại
    Là hoạt động TM do TN thực hiện để thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư
  • Đặc điểm của xúc tiến thương mại
    • Là một hoạt động thương mại, vì vậy nhằm mục đích kiếm lời và do thương nhân thực hiện
    • Chủ thể thực hiện chủ yếu là thương nhân, có sự tham gia của những tổ chức, cá nhân không phải thương nhân với vai trò nhất định như người phát hành quảng cáo hay người cho thuê phương tiện quảng cáo...
    • Mục đích: tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận
  • Khuyến mại
    Là hoạt động xúc tiến TM của TN nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định
  • Đặc điểm của khuyến mại
    • Chủ thể: Thương nhân tự mình tổ chức thực hiện việc KM, cũng có thể lựa chọn dịch vụ KM cho thương nhân khác để kinh doanh
    • Cách thức tiến hành: dành cho KH những lợi ích nhất định như hàng mẫu, quà tặng, giảm giá, bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi, tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng
    • Mục đích: xúc tiến bán hàng và cung ứng dịch vụ
  • Quảng cáo thương mại
    Là một loại hoạt động quảng cáo, có ND quảng bá về thương nhânhàng hóa, dịch vụ kinh doanh của TN
  • Đặc điểm của quảng cáo thương mại
    • Chủ thể: Thương nhân thực hiện QCTM để hỗ trợ cho hđ kd của mình hoặc thực hiện dịch vụ QC cho TN khác theo hợp đồng để kiếm lợi nhuận
    • Cách thức tiến hành: sử dụng sản phẩmphương tiện QC TM để thông tin về hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng
    • Mục đích: giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ
  • Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
    Hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hóa, dịch vụ và tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng
  • Đặc điểm của trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
    • Chủ thể: Thương nhân có nhu cầu bán hàng, cung ứng dịch vụ hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại, thực hiện việc trưng bày, giới thiệu hàng hóa cho thương nhân khác để thu phí dịch vụ
    • Cách thức tiến hành: Dùng hàng hóa, dịch vụ và các tài liệu kèm theo để giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ
    • Mục đích: Giới thiệu thông tin về hàng hóa để từ đó kích thích nhu cầu mua sắm, xúc tiến cơ hội bán hàng
  • Hội chợ, triển lãm thương mại
    Hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong 1 thời gian và tại 1 địa điểm nhất định, để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, tài liệu về hàng hóa, dịch vụ nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ
  • Đặc điểm của hội chợ, triển lãm thương mại
    • Chủ thể: Có sự tham gia đồng thời của nhiều thương nhân tại cùng 1 thời gian và địa điểm nhất định
    • Cách thức tổ chức: Thương nhân có thể trực tiếp tổ chức hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm
    • Cách thức xúc tiến thương mại: Trưng bày, giới thiệu, quảng cáo hàng hóa, bán lẻ và giao kết hợp đồng
  • Dịch vụ logistics
    Hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao
  • Đặc điểm của dịch vụ logistics
    • Chủ thể tham gia bao gồm thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng. Khách hàng có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải chủ sở hữu hàng hóa
    • Nội dung dịch vụ: Thương nhân cung ứng dịch vụ thực hiện dịch vụ theo chuỗi, có sự sắp xếp hợp lí nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian từ nhận hàng hóa từ người gửi, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi. Dịch vụ logistics là dịch vụ mang tính quá trình được thực hiện liên hoàn, không mang tính đơn lẻ
    • Tính chất: Dịch vụ logistics là dịch vụ bổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do thương nhân thực hiện để hưởng thù lao
  • Nhượng quyền thương mại
    Hoạt động thương mại được xây dựng nên bởi ít nhất 2 bên, bên nhượng quyền thương mại và bên nhận quyền thương mại, trong đó, bên nhượng quyền thương mại cho phép bên nhận quyền thương mại sử dụng một gói các quyền thương mại của mình mà chủ yếu là các quyền liên quan đến đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành kinh doanh với một tư cách pháp lí độc lập
  • Đặc điểm của nhượng quyền thương mại
    • Tính chất độc lập của các bên nhượng quyền và bên nhận quyền được thể hiện rõ nét qua tư cách pháp lítrách nhiệm tài chính độc lập
    • Có sự thống nhất, đồng bộ về mặt hình thức biểu hiện trong cách thức tiến hành hoạt động thương mại của bên nhượng quyền và bên nhận quyền, hay rộng hơn, trong cả hệ thống nhượng quyền
    • Hoạt động nhượng quyền thương mại chính là sự kết hợp của nhiều hoạt động thương mại khác nhau như li-xăng, chuyển giao công nghệ, đại lý... Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, những hoạt động thương mại này không thể tách rời
    • Về chủ thể, bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống, cơ sở kinh doanh có lợi thế cạnh tranh trên thị trường
    • Về đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm hàng tiêu dùng, công việc kinh doanh, dịch vụ, dịch vụ chuyên môn, dịch vụ đặc biệt, các phương thức kinh doanh
  • Mua bán doanh nghiệp
    Việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển nhượng toàn bộ vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối cho bên nhận chuyển nhượng, dẫn đến việc bên nhận chuyển nhượng có quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mua lại
  • Đặc điểm của mua bán doanh nghiệp
    • Đối tượng của quan hệ mua bán là doanh nghiệp với tính chất là hàng hóa đặc biệt trong quan hệ mua bán doanh nghiệp
    • Hệ quả của mua bán doanh nghiệp là bên mua phải kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu
    • Chủ thể có quyền bán doanh nghiệp phải là chủ sở hữu doanh nghiệp, chủ thể mua doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua doanh nghiệp và có quyền mua doanh nghiệp
    • Hình thức pháp lí ghi nhận các quan hệ mua bán doanh nghiệp là hợp đồng, có thể là hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chi phối
    • Mua bán doanh nghiệp phải được sự cho phép hoặc thừa nhận, kiểm soát của các cơ quan nhà nước theo những thủ tục pháp lý nhất định
  • Chế tài trong thương mại
    Những chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại, không bao gồm những chế tài do vi phạm pháp luật thương mại khác. Chế tài là các biện pháp cưỡng chế nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật để đảm bảo việc thực hiện pháp luật
  • Đặc điểm của chế tài thương mại
    • Luôn mang tính cưỡng chế nhà nước đối với người vi phạm pháp luật thương mại
    • Thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật thương mại
    • Hình thức trách nhiệm của một bên trong quan hệ hợp đồng trong thương mại đối với bên kia của hợp đồng, trách nhiệm của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
    • Chế tài trong thương mại chủ yếu mang tính tài sản
  • Tranh chấp thương mại
    Những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyềnnghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại
  • Đặc điểm của tranh chấp thương mại
    • Là những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyềnnghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể
    • Những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phải phát sinh từ hoạt động thương mại
    • Tranh chấp thương mại chủ yếu là tranh chấp giữa các thương nhân
  • Thương lượng
    Hình thức giải quyết tranh chấp thương mạicác bên tự gặp nhau để giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh mà không có sự tham gia của bên thứ ba