2. PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM VẬT CHẤT TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN

Cards (5)

  • Vật chất
    Một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánhtồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
  • Vật chất
    • Thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức
    • Mang tính khái quát, trìu tượng, phản ánh những cái chung nhất, khái quát nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất, tồn tại vô cùng, vô tận trong không gian và thời gian, không do ai sinh ra và tiêu diệt được
    • Là hiện thực chứ không phải là hư vô và hiện thực này mang tính khách quan chứ không phải là hiện thực chủ quan
  • Vật chất
    • Khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác
    • Ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó, các hiện tượng tinh thần luôn có nguồn gốc từ vật chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy cũng chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật, hiện tượng
  • Cảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết song bản thân nó không ngừng chép lại, chụp lại, phản ánh hiện thực khách quan, nên về nguyên tắc, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất
  • Ý nghĩa phương pháp luận
    • Giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường DVBC, khẳng định rõ vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức, ý thức phản ánh vật chất
    • Cung cấp nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận để đấu tranh chống lại các quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cả DTCQ và DTKQ, CNDVSH; bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác về phạm trù vật chất
    • Trong nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách quan - xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan
    • Định nghĩa vật chất của Lênincơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội - đó là các điều kiện sinh hoạt vật chất và các quan hệ vật chất xã hội. Và còn tạo sự liên kết giữa CNDVBC và CNDVLS thành một hệ thống lý luận thống nhất, góp phần tạo ra nền tảng lý luận khoa học cho việc phân tích duy vật biện chứng các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử