Tập hợp các cấu trúc có vai trò liên hợp các chức năng khác nhau của một cá thể, cho phép cá thể liên lạc với môi trường bên ngoài
Nơron
Tế bào chuyên biệt
Tế bào thần kinh đệm
Tế bào nâng đỡ
Mối liên hệ giữa nơron và tế bào thần kinh đệm khác biệt nhau giữa hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi
Trong hệ thần kinh ngoại vi, có hai loại tế bào thần kinh đệm là tế bào vỏ bao và tế bào Schwann
Trong hệ thần kinh trung ương, có bốn loại tế bào thần kinh đệm là tế bào biểu mô nội tủy, tế bào sao, tế bào ít nhánh và vi bào đệm
Mô thần kinh được hình thành từ ngoại bì phôi
Nơron
Tế bào tạo nên, biến đổi và truyền đi các xung động thần kinh
Cấu tạo nơron
Thân nơron và nhiều nhánh nơron
Thân nơron
Chứa nhân và phần lớn bào tương
Nhánh nơron
Gồm sợi nhánh và sợi trục
Cúc tận cùng
Phần tận cùng của sợi trục thường phình lên
Hình dạng và kích thước của thân nơron
Rất thay đổi
Nhân nơron
Lớn, sáng, chứa ít chất dị nhiễm sắc, có nhiều hạch nhân to
Bào tương nơron
Có nhiều cấu trúc ưa baz gọi là các thể Nissl, bộ xương tế bào rất phát triển, có các bào quan như ty thể, tiêu thể, bộ golgi, đôi khi có thêm các hạt sắc tố và các giọt mỡ nhỏ
Sợi nhánh
Tham dự vào sự dẫn truyền thần kinh, sự dẫn truyền đi theo chiều hướng tâm từ phần đấu sợi nhánh đến thân nơron
Sợi trục
Tham dự vào sự dẫn truyền thần kinh, sự dẫn truyền đi theo chiều ly tâm từ thân tế bào đến cúc tận cùng, bên trong có chứa nhiều túi nhỏ gọi là túi synap
Các loại nơron
Nơron nhiều cực
Nơron hai cực
Nơron một cực
Synap
Khớp thần kinh, đảm bảo sự dẫn truyền xung động thần kinh từ nơron này sang nơron khác hoặc sang một tế bào cơ
Cấu tạo synap
Gồm hai phần: phần tiền synap và phần hậu synap, ngăn cách nhau bằng một khoảng hẹp gọi là khe synap
Các loại synap
Synap trục-nhánh
Synap trục thân
Synap trục-trục
Synap nhánh nhánh
Synap nhánh-thân
Synap thân-thân
Các loại synap về mặt chức năng
Synap hưng phấn
Synap ức chế
Các loại synap về mặt cơ chế dẫn truyền
Synap hóa học
Synap điện
Đa số synap thuộc loại synap hóa học, liên quan đến việc giải phóng một chất trung gian hóa học từ các túi synap, gọi là chất dẫn truyền thần kinh</b>
Synap có tính phân cực: xung động thần kinh luôn luôn đi từ phần tiền synap sang hậu synap
p hưng phấn
Synap ức chế
Cơ chế dẫn truyền
1. Synap hóa học
2. Khe synáp
3. Tế bảo thực hiện
4. Khe synáp
5. SYNAP
6. Trục thân
7. TIEN SYNÁI
8. HẬU SYNÁI
9. Trục trục
10. Trục nhánh
11. Tiến synáp
12. Túl synáp
13. Chất dẫn truyề
14. Thần kinh
15. Hậu synáp
16. SYNAP HÓA HỌC
Hình 7.5 Cấu tạo của synap
Synap điện
Khe synap rất hẹp (2-4 nm), phần tiền synap và hậu synap có cấu tạo khá đối xứng, có nhiều liên kết khe cho phép các ion lọt từ tiền sang hậu synap
Đa số synap thuộc loại synap hóa học, liên quan đến việc giải phóng một chất trung gian hóa học từ các túi synap
Hoạt động của synap hóa học
1. Khi có xung động thần kinh đến, các túi synap được đưa ra hòa nhập với màng tế bào, để giải phóng chất dẫn truyền thần kinh vào khe synap
2. Chất dẫn truyền gắn lên các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt màng tế bào của phần hậu synap, đưa đến kích thích hoặc ức chế nơron hậu synap hoặc tế bào cơ
3. Chất dẫn truyền bị phá hủy sau đó, hay được tái hấp thu vào các túi synap bằng cơ chế nhập nội bào
Một số synap được coi là synap hỗn hợp vừa dẫn xung động thần kinh nhờ cơ chế điện tại vùng có khe synap hẹp, vừa dẫn bằng các chất trung gian ở phần có khe synap rộng hơn và có túi synap ở tiền synap
Tế bào thần kinh đệm
Không có chức năng dẫn truyền xung động thần kinh, nhưng quan hệ với các nơron rất chặt chẽ, có khả năng sinh sản trong suốt đời sống và có nguồn gốc từ ngoại bì thần kinh
Tế bào thần kinh đệm ngoại vi
Tế bào vỏ bao: kích thước nhỏ, nhân đậm hình bầu dục, bào tương ít
Tế bào Schwann: bao bọc tất cả các sợi thần kinh của hệ thần kinh ngoại biên, có thể cùng với nhánh thần kinh tạo thành sợi thần kinh không myêlin hoặc sợi thần kinh có myêlin
Sợi thần kinh không myêlin
Sợi trục hoặc sợi nhánh của nơron ấn lõm bào tương của tế bào Schwann, một tế bào Schwann có thể bao bọc một hoặc một số nhánh nơron
Sợi thần kinh có myêlin
Sợi trục được bọc bởi hai lớp do tế bào Schwann tạo nên, tạo thành bao myêlin có cấu trúc vân, có vạch Schmidt-Lanterman
Cấu tạo sợi thần kinh có myêlin
1. Mỗi tế bào Schwann chỉ tạo được bao myêlin cho một đoạn sợi trục, gọi là quãng Ranvier
2. Vòng thắt Ranvier (nút Ranvier) là nơi không có bao myêlin, tại đây sợi trục có thể trao đổi trực tiếp với môi trường xung quanh, tạo nên hiện tượng khử cực từng bước nhảy
3. Bao myêlin được tạo thành do sự cuộn dính nhiều lớp màng tế bào, nên thành phần hóa học chủ yếu của nó là các phospholipid màng
Tế bào thần kinh đệm trung ương
Tế bào sao: tế bào nâng đỡ của hệ thần kinh trung ương, có hai loại là tế bào sao loại xơ và tế bào sao nguyên sinh
Tế bào ít nhánh: tạo ra bao myêlin cho các nhánh nơron của hệ thần kinh trung ương, một tế bào ít nhánh có thể cùng lúc tạo bao myêlin cho nhiều nhánh nơron
Tế bào biểu mô nội tủy: giới hạn mặt lòng của ống nội tủy và các não thất
Phức hợp tế bào sao nơron - mao mạch được xem là cơ sở hình thái của hàng rào máu - não, có chức năng ngăn cách nơron với dòng máu, bảo vệ mô thần kinh khỏi các chất độc, độc tố vị khuẩn, duy trì tính hằng định của dịch gian mô thần kinh
Vai trò ngăn cản một số phân tử lưu thông trong máu khuếch tán vào khoang gian bào của hệ thần kinh trung ương do chính các tế bào nội mô mao mạch đảm nhận, tế bào sao chỉ tham dự vào sự trao đổi chất giữa các nơron và mạch máu