K3: Kỉ niệm về những năm kháng chiến

Cards (3)

  • Khổ thơ khắc họa cảnh sống cô đơn của hai bà cháu
    • Ba mẹ đi công tác, hai bà cháu nương tựa vào nhau
    • Âm thanh tiếng chim tu hú vang lên 4 lần trong đoạn thơ: khi mơ hồ văng vẳng, lúc gần gũi thiết tha, khi khắc khoải, da diết như gọi tác giả, gọi nỗi nhớ nhung. Âm thanh ấy làm thành 1 điểm nhận khiến âm điệu thơ càng thêm đau buồn. Chim tu hú là tín hiệu của đồng quê báo hè về, mở ra sự gắn bó của tình bà cháu, khơi gợi cháu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ được bà chăm sóc, dạy dỗ
  • Khổ thơ nồng ấm tình nghĩa người bà:
    • nuôi nấng, gánh lấy mọi khó khăn để các con làm tròn việc nước.
    • chăm sóc cháu, dạy bảo cháu nên người, kể cho cháu nghe chuyện về đất nước, quê hương. Tình bà là sự kết hợp cao quý giữa công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy.
    • Phép điệp ngữ trong 2 câu thơ “Cháu ở cùng bà…bà chăm cháu học” đã mang lại âm điệu vui tươi quấn quýt và diễn tả sự biết ơn bà sâu sắc. Từ chỗ “nhóm bếp lửa”, cháu biết “thương bà khó nhọc”, thấu hiểu nỗi vất vả, nhọc nhằn của bà khi đã bước vào tuổi xế chiều nhưng vẫn lo toan mọi việc. Nhờ sự dạy bảo của bà, cháu đã trưởng thành về cả ý thức và tâm hồn
    • Khép lại khổ 3 là câu hỏi tu từ thể hiện sự thấu hiểu, sẻ chia của cháu với những khó khăn, nhọc nhằn của bà và niềm khát khao bà bớt đi sự cô đơn, hiu quạnh.