Trong câu thơ số 2, tác giả sử dụng thành công nhân hóa và ẩn dụ ( “cài then”, “sập cửa”) gợi ra 1 liên tưởng kì thú: Mặt biển mênh mông là một ngôi nhà lớn, màn đêm sập xuống là cánh cửa và những gợn sóng là chiếc then cài
→ Cảnh biển về đêm mênh mang, huyền bí và đầy thách thức với hành trình ra khơi của dân chài
Cảnh hoàng hôn trên biển được gợi tả sinh động qua BPNH và so sánh trong câu thơ đầu. So sánh “mặt trời” như “hòn lửa” gợi ra cảnh hoàng hôn ấm áp, chan hòa, rực rỡ. Mặt trời hiện lên nhỏ bé, gần gũi, thân thương trong cảm nhận của con người.
2 câu thơ cuối khắc họa cảnh ra khơi của ngư dân
“lại” nhấn mạnh nhịp lao động thường nhật của con người. Cả vũ trụ như cùng thao thức và bắt đầu hành trình khám phá với ngư dân
Hình ảnh nhân hóa và phóng đại “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” rất khỏe khoắn, lãng mạn. Cánh buồm căng lên nhờ sự hợp lực của gió khơi và câu hát, cũng là sự hiệp lực của sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần. Chính tiếng hát vui tươi, phấn chấn, tràn đầy lạc quan, tin yêu đã trở thành nguồn sức mạnh đưa đoàn thuyền băng băng lướt sóng.
→ Tiếng hát ra khơi đầy hứng khởi của người ngư dân nhằm điềm báo về một chuyến ra khơi may mắn, thuận lợi, bình an.