3 câu đầu: Đồng chí là sự thấu hiểu hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm thầm kín của nhau
Trong 3 câu thơ, đại từ “tôi” không còn xuất hiện để nhường chỗ cho đại từ “anh”, cho thấy sự thấu hiểu và trân trọng bạn của người lính, nói về bạn, hiểu bạn như hiểu mình.
Hoàn cảnh của người lính rất đáng ái ngại: “ruộng nương”, “gian nhà không” là những tài sản nghèo nàn mà quý giá của người lính, họ đành phải nhờ cậy người bạn thân giúp đỡ. Hình ảnh “gian nhà không”gợi ra hình ảnh ngôi nhà đơn sơ, trống trải vì thiếu vắng người lính.
Thái độ của người lính được diễn tả sâu sắc qua 2 chữ “mặc kệ”. Đó là thái độ đầy lí trí bề ngoàiche giấu nội tâm bên trong là sự quyến luyến, day dứt. Người lính ra đi mang theo nỗi băn khoăn vì chưa làm tròn nghĩa vụ với gia đình, nỗi lo âu vì cảnh nhà neo đơn vất vả.
Tình cảm của người lính được diễn tả tinh tế qua câu thơ số 3. Câu thơ sử dụng BPNH qua từ “nhớ”, ẩn dụ và hoán dụ qua hình ảnh “giếng nước gốc đa” diễn tả nỗi nhớ 2 chiều da diết. Đó là nỗi nhớ thắm thiết của người thân nơi quê nhà và người lính dành cho nhau.
→ 3 câu thơ cho thấy đời sống tâm hồn phong phú, giàu tình cảm của những chàng lính trẻ
7 câu tiếp: Đồng chí là sự sẻ chia, đồng cam cộng khổ, nâng đỡ cho nhau, vượt lên thử thách
Về nghệ thuật: Đoạn thơ sử dụng câu trúc song hành và các hình ảnh thơ đối xứng: “anh” - “tôi”, “áo anh”, “quần tôi”, “rách vai” - “vài mảnh vá”.
Đoạn thơ khắc họa những gian khổ, thiếu thốn của bộ đội ta trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp:
Họ cùng trải qua những giờ phút sinh tử khắc nghiệt của đời lính đó là nếm trải những trận sốt rét rừng - căn bệnh quái ác nơi rừng thiêng nước độc. Cụm từ “cơn ớn lạnh” gợi cái rét từ trong máu rét ra; “vừng trán ướt mồ hôi” là rét mà mồ hôi vẫn đổ không ngừng
Họ sẻ chia sự thiếu thốn về vật chất: áo rách, quần vá, chân không giày. Cái lạnh của mùa đông làm nụ cười trở nên tê buốt.
Đoạn thơ làm nổi bật tình người cao đẹp trong chiến tranh:
Họ gắng gượng cười để động viên nhau vượt qua mùa đông buốt giá
Họ nắm tay thật chặt truyền cho nhau hơi ấm xua đi giá lạnh. truyền ý chí, động lực vượt lên khó khăn, truyền niềm tin, niềm lạc quan về tương lai tươi sáng. Bao tình cảmgói gọn trong 2 chữ “thương nhau”nhẹ nhàng mà sâu lắng. Cử chỉ “tay nắm lấy bàn tay” là một cử chỉ cao đẹp, xúc động, đi vào chiều sâu đời sống tinh thần tình cảm của người lính và trở thành nguồn sức mạnh lớn lao giúp người lính chiến đấu và chiến thắng.